Những Điều Dhs Cần Biết Về Quy Định Việc Làm Thêm Ở Hàn Quốc Năm 2022

1. Đối tượng và điều kiện được phép làm thêm:
– Được nhà trường và phòng Quản lý xuất nhập cảnh xác nhận cho đi làm thêm
– Làm thêm tại nơi đã đăng ký, làm việc tại nơi khác sẽ bị coi là bất hợp pháp
– Phải nhận được giấy phép hoạt động làm thêm ngoài tư cách lưu trú
– Ngoài ra, để làm tối đa thời gian còn cần một điều kiện về năng lực Topik sau:
+ SV hệ D-4: Phải học hết 1 kỳ học (6 tháng) và tỷ lệ chuyên cần trên 90%
+ SV hệ D-2: Không quy định thời gian bắt đầu làm thêm
* Trong trường hợp không được cấp phép mà vẫn đi làm thêm, nếu bị phát hiện sẽ bị cưỡng chế trục xuất khỏi Hàn Quốc hoặc trục xuất về nước và có thể bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc phạt tiền tối đa 20 triệu KRW.
* Đã có rất nhiều DHS Việt Nam bị đóng dấu trục xuất về nước và không được quay trở lại do đi làm khi chưa đủ thời gian lưu trú 6 tháng và không có giấy phép làm thêm trong các đợt truy quét của cảnh sát Hàn Quốc.
2. Thời gian được phép làm thêm:
2.1. Du học sinh học tiếng có visa D-4-1 hoặc D-2, D-2-1:
– Đủ điều kiện Topik: được làm 20 – 25 tiếng trong tuần; trong một học kỳ có thể đi làm thêm tại tối đa 2 nơi
– Muốn làm tối đa 25 tiếng cần là sinh viên học tại các trường được Chính phủ công nhận
– Không đủ điều kiện Topik: Bị giảm còn 10 tiếng/tuần và 10 tiếng cho cả 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật
2.2. Du học sinh D-2-3 (thạc sĩ), D-2-4 (tiến sĩ) hệ cao học:
– Đủ điều kiện Topik: 30 – 35 tiếng trong tuần
– Muốn làm tối đa 35 tiếng cần là sinh viên học tại các trường được Chính phủ công nhận
– Không đủ điều kiện Topik: Bị giảm còn 15 tiếng cho cả tuần và 15 tiếng cho cả 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật
* Lưu ý: Số tiếng trên là thời gian làm thêm tối đa được giới hạn cho các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Còn thứ 7, Chủ nhật, kỳ nghỉ hè và nghỉ đông thì không giới hạn giờ làm
3. Các lĩnh vực được phép làm thêm ở Hàn Quốc
– Công việc có liên quan trực tiếp tới chuyên ngành đang theo học.
– Công việc hướng dẫn giảng dạy giao tiếp tiếng nước ngoài (Chỉ cho người có đầy đủ năng lực giảng dạy giao tiếp) tại các cơ sở giáo dục như các trung tâm ngoại ngữ tư nhân.
– Công việc liên quan đến ngôn ngữ mẹ đẻ của du học sinh như: Nhân viên hỗ trợ sự kiện, thu ngân, phụ giúp bán hàng tại Hội trại tiếng Anh/Trung/Nhật/Việt,…
– Công việc gắn với những hoạt động nghiên cứu mang tính tạm thời như: Thông dịch – biên dịch, chỉnh lý sắp xếp sách trong thư viện, chăm sóc môi trường trong khuôn viên trường học, trợ lý nấu nướng, trợ lý văn phòng, dự án tại phòng nghiên cứu có liên quan tới việc học tập và nghiên cứu của bản thân, trợ giảng tạm thời, hỗ trợ thực nghiệm,…
– Công việc lao động đơn giản không vi phạm các lĩnh vực giới hạn nghề nghiệp.
4. Các lĩnh vực không được phép làm thêm ở Hàn Quốc:
– Các công việc vi phạm pháp luật như đòi nợ thuê; mua vui tại các quán rượu, quán xá tiêu khiển,…
– Công việc tại các Viện nghiên cứu hay khu công nghiệp công nghệ cao có quy định hạn chế tuyển dụng vì lý do bảo mật công nghệ.
– Công việc thuộc danh mục hạn chế do Bộ trưởng Bộ tư pháp xác nhận hay những hoạt động không phù hợp với SV.
– Ngoài ra, theo luật mới từ 1/9/2017 với một số ngành đặc thù, DHS theo diện visa D-2 và D-4 bị cấm hoàn toàn việc làm thêm ở lĩnh vực sản xuất chế tạo.
5. Một số công việc làm thêm phổ biến của du học sinh ở Hàn Quốc:
5.1. Thu ngân tại cửa hàng tiện lợi là một công việc được nhiều du học sinh lựa chọn tại Hàn Quốc
5.2. Các công việc làm thêm trong trường
– Phụ công việc trong thư viện máy tính và thư viện sách
– Trợ giảng, trợ lý nghiên cứu
– Làm việc trong cantin của trường
– Quét dọn trong khuôn viên trường
– Làm các công việc trong ký túc xá trường…
* Lưu ý: Các bạn có ý định tìm việc làm trong trường, đừng ngại ngần, hãy chia sẻ lại vấn đề của mình và xin sự hỗ trợ từ các giảng viên. Các thầy cô luôn sẵn lòng lắng nghe và giải đáp thắc mắc, định hướng con đường cho bạn.
5.3. Các công việc làm thêm bên ngoài
Những công việc bên ngoài thì rất đa dạng và thường đem lại cho bạn những khoản thu nhập cao hơn 10-50% công việc bạn làm trong trường. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận khi tìm cho mình một công việc phù hợp.
– Nhân viên phục vụ tại các quán ăn, cửa hàng, siêu thị,…
– Phát báo sáng, giao hàng đồ ăn nhanh
– Phụ giúp ở các nông trại
– Hướng dẫn viên du lịch
– Phiên dịch tiếng Hàn, gia sư tiếng Việt cho người Hàn, gia sư tiếng Hàn cho người Việt
– Một số công việc làm thêm yêu cầu thể lực như bốc vác, sắp xếp hàng hóa trong nhà máy, công xưởng,…
– Làm việc trong các nhà xưởng như: Tạp vụ xưởng may, partime cho các nhà máy chế biến đồ ăn nhanh, phân loại hoa quả trong các xưởng chế biến nước hoa quả,…
Đa số các bạn du học sinh thường có xu hướng chọn công việc làm thêm ngoài khuôn viên trường do các công việc đó đa dạng, nhiều sự lựa chọn và kiếm được tiền với mức cao hơn công việc trong trường.
6. Mức lương làm thêm ở Hàn Quốc
Tham khảo một số công việc phổ biến mà DHS thường làm:
– Đối với các công việc làm thêm trong trường, mức lương thường thấp hơn so với các công việc bên ngoài từ 8.300 – 11.850 KRW/h.
– Làm trợ lý nghiên cứu, trợ giảng, hướng dẫn,… thì mức lương được trả sẽ cao hơn, trung bình khoảng là từ 700.000 – 1.000.000 KRW/ tháng.
– Các công việc không yêu cầu tiếng Hàn cao như phụ bếp, phục vụ, nhà xưởng,… thì mức lương dao động từ 7.000 – 9.000 KRW/h.
– Các công việc đòi hỏi tiếng Hàn tốt thì lương cũng sẽ cao hơn, trung bình có thể nhận được 24.900 KRW/h.
– Đối với các công việc biên – phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, làm việc trong các công ty thì mức lương lên tới 200.000 – 400.000 KRW/h.
– Ngoài ra, cũng giống như ở Việt Nam, lương vào các ngày nghỉ lễ, ngày tết cũng sẽ cao hơn ngày thường.
7. Kết luận:
– Nhìn chung, tìm được một việc làm thêm ở Hàn Quốc không khó. Nhưng mức thu nhập của các công việc khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian làm, trình độ tiếng Hàn, sự nhiệt tình, cần mẫn, niềm đam mê, năng lực của mỗi người.
– Việc tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, trau dồi kỹ năng sống, kiến thức xã hội và ngoại ngữ phải được chẩun bị thật tốt trước khi lên đường
– Hãy luôn ghi nhớ mục đích chính của bản thân là việc học, nên dù có làm việc gì cũng không được quên mục đích lớn nhất này.
Cuối cùng, chúc các bạn DHS đủ ý chí để hiện thực hóa giấc mơ của mình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *