Vấn đề ngôn ngữ vẫn trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều bạn chuẩn bị trở thành du học sinh. Khi du học tại những nền giáo dục tầm cỡ như Anh hay Mỹ thì bạn cần phải có khả năng giao tiếp để hòa nhập được với môi trường mới, cả về cuộc sống, học tập và làm việc. Vậy du học sinh học Tiếng Anh như thế nào?
Danh mục
1. Những điều cần chuẩn bị
Du học sinh có rất nhiều bí kíp học tiếng Anh khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế nhiều người gặp đó là đã bỏ ra khá nhiều thời gian để đi học nhưng vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh.
a. Xác định trình độ tiếng Anh
Nếu bạn vẫn đang đâu đầu với những rắc rối trong việc học tiếng Anh thì hãy dành thời gian để nhìn ltrình độ tiếng Anh của mình đang ở mức nào? Và để hiểu được bản thân tốt hơn bạn phải tạo môi trường kiểm tra bản thân.
b. Xem xét các kỹ năng còn yếu kém
Bạn hãy thử làm các bài kiểm tra tổng hợp vài lần và đánh giá lại kết quả. Qua đó bạn sẽ nhận ra được đâu là các kỹ năng yếu kém của mình. Hãy cố gắng bổ hoàn thiện nó. Khi bạn trau dồi 1 kỹ nnawg thì vô hình chung bạn cũng đang nâng cao các kỹ năng còn lại.
c. Xác định mục tiêu
Khi đã chứng thực được trình độ của mình, bạn nên bắt tay vào bước xác định mục tiêu. Bạn hãy tự trả lời các câu hỏi:
- Bạn cần ngoại ngữ để làm gì?
- Học những gì và nên bắt đầu từ đâu?
- Việc trả lời các câu hỏi là cách bạn tìm ra giải pháp cho những rắc rối chưa được giải quyết.
d. Xây dựng kế hoạch
Cuối cùng, điều quan trọng là xác định phương pháp và lên thời gian biểu để học Anh văn.
Đặc biệt là đối với du học sinh thì một kế hoạch hoàn chỉnh cho công cuộc học tiếng Anh cấp tốc là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện nó nhanh chóng, khoa học mà vẫn đảm bảo được sự chắc chắn.
2. Tiến hành ôn luyện Tiếng Anh
Nếu du học sinh có một quá trình chuẩn bị tốt thì khâu gấp rút học tiếng Anh sẽ không gặp quá nhiều khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ không thể tránh khỏi những lo âu, căng thẳng. Vậy nên bạn cần quan tâm đến các vấn đề như:
a. Sức khỏe:
- Ăn uống đủ bữa, đủ chất, uống nhiều nước để đảm bảo cho quá trình hoạt động của cơ thể.
- Bạn cũng nên tranh thủ tập các động tác thể dục và hít thở sâu khi cảm thấy mệt mỏi.
- Đồng thời tránh đi ngủ muộn. Vì sẽ dẫn đến hại thần kinh và khiến đầu óc của bạn hoạt động không hiệu quả vào hôm sau.
b. 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết:
- Trong quá trình học tiếng Anh, du học sinh cần lưu ý một số điều rất cơ bản sau:
Học tiếng Anh là điều cần thiết trước khi đưa ra quyết định du học
Kỹ năng nghe, nói
Đây là hai kỹ năng bạn có thể tập luyện một cách cấp tốc. Và nó cũng mang lại hiểu quả rõ ràng nhất.
Giọng Anh – Anh sẽ khác với giọng Anh – Mỹ. Giọng ở London sẽ khác với Liverpool hay Manchester. Vì thế tùy vị trí ngôi trường bạn theo học mà hãy chọn lựa accent để nói.
Mặc dù kỹ năng nghe và nói luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa rằng bạn phải học nói như người địa phương. Bạn có thể tập nghe giọng địa phương nhưng không nên học ngữ âm tiếng Anh chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng cố gắng quá mức để bắt chước giọng địa phương. Vì giọng và phát âm là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Người bản xứ dành cho bạn sự tôn trọng không phải vì bạn có giọng giống họ mà là vì bạn nói trôi chảy và phát âm chuẩn. Vậy nên, đừng lo lắng và tự ti khi bạn không nói giọng Anh hay Mỹ. Hãy tự tin khi bạn có phong cách nói đơn giản của riêng mình.
Những cách nâng cao kinh nghiệm nghe, nói
Ngoài luyện nói thì bạn hãy cố gắng tạo sự tự tin và tìm thêm kinh nghiệm cho mình bằng các cách như:
- Tập phát âm qua cách nghe băng, nghe nhạc rồi hát hoặc nói theo nó. Bạn nên chú ý đến những cách nói đuôi, lên giọng và xuống giọng theo cảm xúc khi nói.
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè hay thầy cô bằng tiếng Anh. giao tiếp với người nước ngoài là cách tốt nhất. Khi phát âm cần chú ý đến các yếu tố trọng âm và âm tiết cuối. Vì nhược điểm của người Việt khi phát âm thường sẽ bỏ qua các âm cuối.
- Một cách khác là bạn hãy đứng trước gương và thử nói chuyện với chính mình. Bạn có thể nói bất cứ chủ đề nào bạn muốn như thời tiết, trang phục, sức khỏe,… để tạo lập phong cách tự nhiên khi giao tiếp.
Kỹ năng đọc, viết
Đây là 2 kỹ năng khó luyện nhất. Tuy nhiên cũng có một số cách có thể giúp bạn nâng cao hai kỹ năng này:
- Đọc báo và tin tức tại quốc gia, địa phương, trên thế giới thay vì đọc những tài liệu và truyện bằng tiếng Anh. Nó có ttác dụng giúp bạn nâng cao vốn từ. Đồng thời, hiểu biết thêm về nhiều lĩnh vực từ đó giúp bạn giao lưu tốt hơn.
- Bạn có kiến thức nhưng lại không thể diễn đạt với người bản xứ. Bạn biết về chủ đề này nhưng lại không có đủ từ vựng để tham gia cuộc trò truyện. Đây là trường hợp mà có rất nhiều bạn gặp phải. Vậy nên, bạn đừng để mình rơi vào tình huống này bằng cách đọc và xem tin tức một cách đều đặn.
- Viết, tóm tắt và nêu ra quan điểm, nhận xét của bạn về những thông tin bạn vừa đọc. Điều này có tác dụng là giúp bạn tự ôn lại từ mới. Tư duy bằng tiếng Anh được rèn luyện. Đặc biệt là giúp bạn nâng cao được khả năng viết phản biện một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình học tập sau này.
- Tập kỹ năng suy nghĩ bằng tiếng Anh. Trước khi một sự việc hay dự kiến, ý định bất cứ điều gì bạn hãy thử hình thành ngôn ngữ diễn tả bằng tiếng An. Điều này sẽ rất có ích vì nó sẽ giúp bạn toàn bộ vốn từ của bạn trở thành từ điển riêng cho mình. Khả năng vận động từ ngữ trong giao tiếp của bạn sẽ trở nên năng động và linh hoạt hơn rất nhiều.
2. Cách học tiếng Anh của du học sinh
Không phải du học sinh nào cũng có cho mình vốn từ ngoại ngữ phong phú. Vậy nên mỗi người cần cho mình những bí quyết là cách học tiếng Anh của du học sinh trong những ngày tháng đang du học.
Tích cực giao tiếp, trao đổi với mọi người xung quanh để tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ
a. Tích cực bày tỏ quan điểm vào giờ lên lớp
Điểm cốt lõi của tiếng Anh đó là tự tin. Và muốn tự tin thì bạn cần phải sử dụng thật nhiều. Vì thế, bạn cần tự tin, nghe – nói và hành động. Tức là không được ngại giao tiếp. Có thể chúng ta giao tiếp bằng tiếng Anh chưa tốt, chưa trôi chảy nhưng hãy cứ tự tin. Hãy tranh thủ giao tiếp khi bản thân có cơ hội.
Việc tự tin lên thuyết trình, thảo luận trong giờ học là cách tốt nhất để bạn ghi điểm trong mắt bạn bè và thầy cô. Đặc biệt là mở rộng các mối quan hệ ngay từ những ngày đầu tiên. Việc giao tiếp thường xuyên cũng sẽ giúp bạn phát hiện được những lỗi sai của bản thân, Từ đó, kịp thời sửa lại cho phù hợp. Điều này sẽ tạo nê thói quen tốt trong giao tiếp.
Quan trọng hơn cả là bên cạnh việc thực hành tiếng Anh, bạn còn được rèn luyện các kỹ năng học thuật. Ví dụ:tư duy phản biện, diễn đạt nói hay đơn giản như kỹ năng thuyết phục khi người đối diện có quan điểm trái chiều.
b. Học mọi lúc, mọi nơi
Bạn nên hăng hái hội nhập với mọi người ở mọi lúc và mọi nơi. Các trường đại học ở nước ngoài thường sở hữu hàng trăm câu lạc bộ lớn nhỏ với đa dạng bộ môn như báo chí, thiên văn học, phim ảnh, hội họa,… Vào đầu mỗi năm học, hòm thư điện tử của bạn sẽ đầy ắp những thông tin chiêu mộ thành viên mới. Việc cần làm của bạn lúc bấy giờ là tìm hiểu giờ giấc và nội dung hoạt động của từng câu lạc bộ. Sau đó chọn ra cho mình một nhóm ưng ý nhất.
Việc tham gia các câu lạc bộ sẽ giúp bạn tăng được khả năng giao tiếp nhanh chóng. Bạn sẽ có cho mình vốn từ vựng chắc chắn hơn. Qua đó, bạn có thể nhìn và nghĩ về mọi vật, mọi việc xung quanh bằng tiếng Anh như một phản xạ tự nhiên.
Để phát triển vốn từ tốt hơn nữa bạn nên tham gia vào những câu lạc bộ. Đặc biệt là những câu lạc bộ cho phép bạn thường xuyên di chuyển để vừa học hỏi vừa mở mang tầm mắt. Từ đó, có thể tạo được cho mình những mối quan hệ hữu ích sau này. Đôi khi chính những người ở đó sẽ chỉ cho bạn thêm nhiều từ ngữ mới và sửa những lỗi sai trong cách dùng từ của bạn.
c. Lựa chọn phương pháp học phù hợp
Làm thêm cho người nước ngoài
Rất nhiều du học sinh khi đến Anh và Mỹ chọn cách làm thêm có chủ là người Việt để có cơ hội được nhận vào làm việc cao hơn và giao tiếp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, về lâu dài đây là cách làm thêm khiến bạn không thể trở nên giỏi giao tiếp về ngoại ngữ.
Vậy nên, nếu có cơ hội bạn nên tìm và làm việc cho người nước ngoài. Môi trường làm việc sẽ giúp khả năng ngoại ngữ của bạn tăng lên. Ngoài việc kết bạn với bạn bè nước ngoài thì việc đi làm cho người bản xứ là cách trau dồi ngôn ngữ nhanh nhất.
Tập thay đổi thói quen sử dụng ngôn ngữ
Một vài thay đổi nhỏ cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Bạn nên thay đổi ngôn ngữ ở máy tính, điện thoại, hòm thư điện tử của bạn sang tiếng Anh.
Để lưu nhớ từ vựng, bạn có thể dùng điện thoại. Nhưng để có thể nhớ lâu hơn bạn nên dùng một quyển sách bỏ túi. Đây sẽ là nơi sẽ ghi lại những từ ngữ mới thú vị. Bạn có thể mở ra xem bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Bên cạnh đó, luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn phản xạ nhanh hơn trong giao tiếp. Bạn không cần phải suy nghĩ cao siêu. Bạn chỉ cần tập diễn đạt cảm xúc hay tường thuật lại một sự việc nào đó diễn ra hàng ngày bằng tiếng Anh. Thử vận dụng tất cả vốn từ vựng mà bạn có được để diễn tả chúng một cách chuẩn xác nhất.
Mỗi người sẽ có cách tiếp thu sự học khác nhau. Có thể cách này phù hợp với người này nhưng lại không hợp với người khác. Vậy nên bạn cần tìm ra biện pháp học thích hợp. Nhưng dù học thế nào cũng bạn cũng cần nâng cao đều 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bạn đừng để bản thân rơi vào tình trạng có kỹ năng quá mạnh trong khi kỹ năng khác lại quá yếu. Do vậy, cũng cần có tinh thần kiên trì, quyết tâm thì mới có thể thành công.