VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH LOẠI 1 VÀ LOẠI 2

VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH LOẠI 1 VÀ LOẠI 2

Chương trình “Lao động kỹ năng đặc định” đã chính thức được Chính phủ Nhật Bản thông qua. Đây thực sự là tin đáng mừng dành cho lao động Việt có nguyện vọng sang Nhật làm việc theo hình thức Visa mới – Visa kỹ năng đặc định (Tokutei Ginou). Visa kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại: Visa kỹ năng đặc định loại 1 và visa kỹ năng đặc định loại 2. Vậy giữa 2 loại Visa này khác nhau như thế nào? Hãy cùng Hà Thành XKLĐ đi tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

Mặc dù Visa kỹ năng đặc định loại 1 và visa kỹ năng đặc định loại 2 đều thuộc loại Visa Tokutei Ginou. Tuy nhiên, các ngành nghề tiếp nhận, điều kiện xét duyệt cũng như quyền lợi của hai loại Visa này rất khác nhau.

So sánh sự khác nhau giữa VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH LOẠI 1 VÀ LOẠI 2

  1. Ngành nghề tiếp nhận

1.1. Visa kỹ năng đặc định loại 1

Hiện tại, Visa Tokutei Ginou 1 chỉ áp dụng cho 14 ngành nghề. Gồm: Xây dựng; ngành đóng tàu, hàng hải; ngành điện – điện tử; ngành hàng không ; ngành hộ lý; ngành nông nghiệp; ngành chế tạo máy; ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống ; ngành bảo dưỡng, sửa chữa oto; ngành công nghiệp vật liệu; vệ sinh các toà nhà; ngành khách sạn; ngư nghiệp; ngành dịch vụ ăn uống.

Dự trong tương lai, Chính phủ Nhật Bản sẽ mở rộng thêm nhiều ngành nghề khác giúp cho NLĐ có nhiều sự lựa chọn hơn khi chọn đơn hàng kỹ năng đặc định.

1.2. Visa kỹ năng đặc định loại 2

Hiện tại, chỉ có 2 ngành nghề sau khi hoàn thành chương trình kỹ năng đặc định số 1 được xét duyệt Visa kỹ năng đặc định số 2. Đó là xây dựng và ngành đóng tàu, hàng hải.

  1. Điều kiện xét duyệt Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản

2.1. Visa kỹ năng đặc định loại 1

Tùy vào từng đối tượng lao động tham gia xin xét duyệt Visa kỹ năng đặc định số 1 sẽ có yêu cầu cụ thể khác nhau:

Đối với thực tập sinh đã hoàn thành 3 năm hoặc 5 năm đi XKLĐ Nhật về nước thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải có giấy chứng nhận hoàn thành thực tập do phía công ty tiếp nhận cấp.

– Thi đỗ kỳ thi kỹ năng tay nghề (nếu quay lại theo ngành nghề khác)

– Không vi phạm luật pháp Nhật Bản trong quá trình làm việc tại Nhật

Đối với lao động phổ thông chưa từng tham gia chương trình TTS kỹ năng Nhật Bản

– Nam/nữ đủ 18 tuổi trở lên

– Thi đỗ 2 kỳ thi: kỹ năng tay nghề và tiếng Nhật

– Đủ điều kiện sức khỏe làm việc tại Nhật Bản

– Và một số yêu cầu khác

Đối với du học sinh đang học tập tại Nhật Bản

– Đã hoàn thành chương trình học tại trường Nhật ngữ

– Thi đỗ kỳ thi kỹ năng tay nghề

2.2. Visa kỹ năng đặc định loại 2

Để xin xét Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản số 2 thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu dưới đây:

+ Đã hoàn thành 5 năm chương trình lao động kỹ năng đặc định loại 1

+ Có trình độ kỹ năng tay nghề cao

+ Thi đỗ kỳ thi được Bộ pháp vụ Nhật Bản quy định

  1. Quyền lợi khi được cấp visa kỹ năng đặc định

Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại Visa: kỹ năng đặc định số 1 và kỹ năng đặc định số 2. Dưới đây là thông tin chi tiết:

3.1. Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản loại 1

+ Thời gian lưu trú tại Nhật Bản tối đa là 5 năm. Sau 5 năm, nếu không đủ điều kiện hoặc không thuộc diện ngành nghề xét Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản loại 2 thì buộc phải về nước.

+ Được hưởng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu của người Nhật

3.2. Visa đặc định loại 2

So với Visa Tokutei Ginou loại 1 thì Visa Tokutei Ginou loại 2 có nhiều chế độ đãi ngộ tốt hơn. Cụ thể là:

– Thời gian lưu trú tại Nhật tối thiểu là 5 năm và không giới hạn số lần gia hạn

– Có cơ hội xin Visa vĩnh trú tại Nhật Bản

– Được phép bảo lãnh vợ/chồng/con sang Nhật sinh sống và làm việc

– Được hưởng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu của người Nhật

3.3. Điều kiện xin Visa vĩnh trú tại Nhật Bản

Thông thường, để xin Visa vĩnh trú tại quốc gia Nhật Bản, người lao động nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện chung dưới đây:

+ Phải có năng lực hoặc tài sản đảm bảo sự độc lập về kinh tế

+ Không vi phạm pháp luật Nhật Bản trong quá trình làm việc tại Nhật

+ Cần lưu trú tại Nhật Bản liên tục ít nhất là 10 năm, trong đó ít nhất 5 năm lưu trú dưới hình thức visa lao động.

+ Và một số yêu cầu cụ thể khác tùy vào từng trường hợp cụ thể

Hi vọng qua nội dung bài viết này, người lao động sẽ hiểu rõ hơn về từng loại Visa của chính mình khi có dự định tham gia chương trình “Lao động kỹ năng đặc định”.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *